Nước là một trong những thành phần quan trọng nhất cấu tạo nên sự sống trên hành tinh của chúng ta. Cùng tìm hiểu cấu tạo của nước để hiểu và yêu thêm cũng như trân trọng, bảo vệ món quà kỳ diệu mà vũ trụ đã ban tặng cho loài người bạn nhé!
1. Cấu tạo của nước là gì?
Nước là một hợp chất hóa học được tạo thành bởi sự liên kết giữa oxy (O2) và hidro (H2), có công thức hóa học là H2O. Với các tính chất lý hóa đặc trưng như tính lưỡng cực, tính liên kết hiđrô và tính bất thường của khối lượng riêng, nước là một chất rất quan trọng trong nhiều ngành khoa học và trong đời sống của con người. 70% diện tích của Trái Đất được nước che phủ nhưng chỉ có khoảng 0,3% tổng lượng nước trên Trái Đất nằm trong các nguồn có thể khai thác dùng làm nước uống.
2. Đặc tính vật lý của nước
- Mùi và hương vị của nước
Nước tinh khiết không có mùi và vị mặc dù con người có cảm biến đặc biệt có thể cảm nhận được sự có mặt của nước trong miệng, tuy nhiên ếch được biết là có khả năng ngửi thấy nước. Tuy nhiên, nước từ các nguồn thông thường lại thường có nhiều chất hòa tan, có thể làm cho nó có nhiều hương vị và mùi khác nhau.
Con người và các động vật khác trong quá trình tiến hóa đã phát triển những giác quan cho phép họ đánh giá được chất lượng của nước bằng cách tránh nước quá mặn hoặc hôi.
- Hình dáng và màu sắc của nước
Nước không có màu, màu sắc của nước phụ thuộc vào góc phản xạ và khúc xạ của ánh sáng chiếu đến. Tuy nhiên, với độ dày 10 mét trở lên, màu sắc của nước (hoặc băng) thường là màu ngọc lam (màu xanh lục nhạt), vì phổ hấp thụ của nó có độ sắc nét tối thiểu ở màu tương ứng của ánh sáng (1/227 m −1 tại 418 nm). Độ dày càng tăng thì màu sắc càng trở nên mạnh và tối.
Nước không có hình dạng nhất định, hình dạng của nước phụ thuộc vào vật thể chứa nó.
- Tính dẫn điện và tính dẫn nhiệt
Tính dẫn điện: Tính dẫn điện của nước phụ thuộc vào tổng lượng muối trong nước, tính chất các muối và nhiệt độ của nước. Nước khoáng hoá cao thường có tính dẫn điện mạnh.
Tính phóng xạ: Các loại nước dưới đất hầu hết đều có tính phóng xạ. Tuy nhiên mức độ phóng xạ của chúng khác nhau.
- Nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi
Nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi của nước đã được nhà khoa học Anders Celsius dùng làm hai điểm mốc cho độ bách phân Celcius. Cụ thể, nhiệt độ đóng băng của nước là 0 độ Celsius, còn nhiệt độ sôi (760 mmHg) bằng 100 độ Celcius. Nước đóng băng được gọi là nước đá. Nước hóa hơi được gọi là hơi nước. Nước có nhiệt độ sôi tương đối cao nhờ liên kết hydro.
- Tính lưỡng cực
Vì phân tử nước có tích điện từng phần khác nhau nên một số sóng điện từ nhất định như sóng cực ngắn có khả năng làm cho các phân tử nước dao động, dẫn đến việc nước được đun nóng. Hiện tượng này được áp dụng để chế tạo lò vi sóng.
3. Tính chất hóa học của nước
Cấu tạo hóa học: phân tử nước được tạo thành bởi một nguyên tử oxy liên kết với 2 nguyên tử hydro bằng các liên kết cộng hóa trị. Công thức hóa học của phân tử nước là H2O.
- Nước có thể tác dụng với một số kim loại ở nhiệt độ thường như Na, K… tạo thành bazơ tan và khí hydro.
- Nước có thể tác dụng với một số oxit bazơ tan tạo thành hợp chất bazơ
- Nước tác dụng với một số oxit axit thu được dung dịch axit.
4. Nước đối với sự sống
Sự sống trên Trái Đất bắt nguồn từ nước. Mọi sự sống trên Trái Đất đều phụ thuộc vào nước và vòng tuần hoàn nước. Nước có ảnh hưởng quyết định đến khí hậu và là nguyên nhân tạo ra thời tiết. Năng lượng mặt trời sưởi ấm không đồng đều các đại dương đã tạo nên các dòng hải lưu trên toàn cầu.
Nước là thành phần quan trọng của các tế bào sinh học và là môi trường của các quá trình sinh hóa cơ bản như quang hợp. Hơn 70% diện tích của Trái Đất được bao phủ bởi nước.
Chúng ta có thể thấy, nước có vai trò vô cùng quan trọng đối với con người. Nhưng, dường như với tốc độ phát triển của con người, chúng ta đang dần hủy hoại môi trường nước. Rác thải, chất thải sinh hoạt, nông nghiệp, công nghiệp đổ ra biển, sông ngòi, kênh rạch… Hiệu ứng nhà kính làm băng tan ở hai đầu cực… Nguồn nước sạch đang ngày càng khan hiếm. Theo báo cáo của UNICEF cho biết, tình trạng mất vệ sinh do thiếu nước sinh hoạt đã gây ra cái chết của 1,2 triệu trẻ em dưới 5 tuổi mỗi năm.
Cùng Thế Giới Điện Giải xem qua những bức ảnh dưới đây để thấy chính sự phát triển vô tâm của con người đã gây ra tình trạng thiếu nước sạch trên toàn thế giới nói riêng và tình trạng ô nhiễm môi trường nói chúng như thế nào?
Hai người đàn ông này phải tắm bằng nước từ chỗ rò rỉ của một ống nước vì thiếu nước. Nhìn bên dưới cũng chỉ toàn rác thải nhầy nhụa. Bầy quạ có phải đang dự báo cái chết sắp xảy đến…
Đứa bé đáng thương này đang nằm trên sàn một bệnh viện tại Mogadishu, Somalia vì suy dinh dưỡng, kiệt quệ, thiếu nước. Hơn 10 triệu người sống tại các nước Djibouti, Ethiopia, Kenya, Somalia và Uganda đang phải chịu ảnh hưởng rất nặng nề vì thiếu nước sạch và tình trạng đang ngày càng xấu đi.
Đứa trẻ này đang nhân lúc xe chở nước dừng lại mà tắm ké khi không có người đến lấy nước…
Còn cậu bé này đang cố uống nước sạch được phân phát tại một điểm phân phát nước ở Bắc Darfur, Sudan trong một chiến dịch phân phát 40.000 lít nước sạch đến cộng đồng. Để lấy được nước, nhiều người phải vượt quãng đường ít nhất 15km để có thể đến được điểm phát nước gần nhất.
Một người tị nạn ở trại Dagahaley, Kenya cầm chiếc can nhựa đi xin nước. Cuộc nội chiến kéo dài cùng với nạn hạn hán diễn ra hơn 60 năm qua đã khiến cho cuộc sống của 12 triệu người dân Somalia ngày càng trở nên bế tắc…
Bảo vệ nước chính là bảo vệ sự sống của chính chúng ta. Giữ gìn nguồn nước sạch là việc của tất cả mọi người, hãy để con cháu của chúng ta sau này được tận hưởng cảm giác tuyệt vời khi được uống những ly nước mát lành, được đắm mình thư giãn trong làn nước trong xanh…