Nước uống có tính kiềm là gì? Nên uống các loại nước có tính kiềm nào? Cách làm nước kiềm tính như thế nào? 3 bí mật không ai nói với bạn sẽ được giải đáp với Mitsubishi Cleansui ngay dưới đây!
I. Nước uống có tính kiềm là gì?
Nước uống là nước uống, sao lại còn phân biệt kiềm tính hay không để làm gì? Nó có gì khác với nước đun sôi hay nước lọc thông thường?
Nước uống kiềm tính là gì?
1. Định nghĩa nước uống kiềm tính
Nước uống kiềm tính được định nghĩa thông qua 2 tiêu chí sau. Đầu tiên là nước sạch, đảm bảo uống được theo Quy chuẩn của Bộ Y tế. Tiếp theo là nước có tính kiềm, hiểu đơn giản là chỉ số pH >7.
Nước uống bình thường của bạn, có thể có tính kiềm hoặc không. Thường nó là trung tính nhưng đôi khi vì nhiều lý do mà có thể mang tính axit.
2. pH của nước uống
Sau khi đã biết về tính kiềm, tính axit, chắc hẳn rất nhiều người thắc mắc không biết pH của nước uống bao nhiêu là tốt. Theo các chuyên gia, pH của nước uống tốt cho cơ thể nên có tính hơi kiềm, khoảng từ 6,5 – 8,5 là hợp lý.
pH của máu thể hiện tính hơi kiềm, khoảng 7,3 – 7,4. Trong khi đó cơ thể luôn bị axit hòa bởi nhiều nguyên nhân khác nhau. Từ đốt cháy năng lượng và thói quen ăn uống, lối sống đều sinh axit nhiều hơn. Do đó, nên lựa chọn nước uống có pH như trên, hiểu đơn giản là nước uống kiềm tính.
3. Các loại nước uống có tính kiềm
Hiện tại có rất nhiều loại nước uống có tính kiềm khác nhau để bạn có thể sử dụng. Phổ biến nhất chính là:
- Nước điện giải ion kiềm: Được tạo ra từ quá trình điện phân trong bình điện giải. Đặc trưng của quá trình điện phân sẽ tạo ra nước có pH >7 với hàm lượng ion OH- dồi dào hơn hàm lượng ion H+.
- Nước khoáng: Là loại nước có nguồn gốc từ thiên nhiên, thường là từ các mạch nước ngầm có trữ lượng lớn sâu trong lòng đất. Nước khoáng được xử lý vi sinh trước khi đóng chai để tiêu thụ ngoài thụ thị trường.
- Nước kiềm: Nước kiềm được tạo ra bằng pha hóa chất thực phẩm có tính kiềm như soda. Với phương pháp này để có được pH mong muốn, hóa chất cần được pha với hàm lượng nhất định. Loại nước này còn được biết đến với tên gọi nước alkaline.
Có nhiều loại nước uống kiềm tính giống nhau
II. Nên uống các loại nước có tính kiềm nào?
Trong số 3 loại nước tính kiềm trên, nên uống loại nước có tính kiềm nào? Bạn sẽ tìm thấy câu trả lời ở nội dung dưới đây.
1. Nước điện giải ion kiềm
Nước điện giải ion kiềm có nhiều ưu điểm và lợi ích cho sức khỏe. Những lợi ích này vượt trội hơn so với nước khoáng đóng chai và nước kiềm. Tìm hiểu ngay uống nước điện giải có tác dụng gì?
Ngoài tính kiềm, nước điện giải ion kiềm còn có nhiều đặc tính khác như:
- Giàu khoáng chất hơn nước đầu vào, giúp cơ thể bổ sung khoáng nhanh và hiệu quả hơn.
- Cụm phân tử nước nhỏ, linh hoạt, thẩm thấu tốt giúp tăng tốc độ hấp thu dinh dưỡng, giải độc tế bào.
- Giàu Hydrogen hòa tan, hỗ trợ làm chậm, giảm ảnh hưởng của quá trình oxy hóa.
2. Các loại nước uống có tính kiềm khác
Bạn cũng có thể uống nước khoáng hoặc một số loại nước có tính kiềm khác như nước ép hoa quả, rau xanh
Nước khoáng có tính kiềm nhẹ do nguồn gốc sâu dưới lòng đất. Các kim loại kiềm thổ là nguyên nhân tạo tính kiềm. Ngoài ra còn có thể bổ sung khoáng cho cơ thể.
Những loại rau xanh, hoa quả có tính kiềm cũng có thể tạo nước kiềm tính khi bạn ép, xay để uống. Nó có thể sẽ hơi khó, nhưng bạn có thể bắt đầu bằng cách pha loãng, thêm đá, hoa quả. Các loại rau xanh hoa quả này cũng có khả năng chống oxy hóa giống như nước điện giải ion kiềm.
III. Cách làm nước có tính kiềm tại nhà
Bạn có thể làm gì để tạo nước uống có tính kiềm ngay tại nhà? Đun sôi hay lọc nước không thể làm biến đổi tính chất của nước. Vậy thì phương pháp là?
1. Sử dụng thiết bị lọc nước điện giải ion kiềm
Sử dụng thiết bị lọc nước điện giải ion kiềm đang là xu thế. Đây là sản phẩm giúp mang lại nguồn nước kiềm tính, tốt cho sức khỏe gia đình bạn. Một trong những bí quyết sống trường thọ của người Nhật chính là nguồn nước từ thiết bị này.
Sử dụng thiết bị lọc nước điện giải ion kiềm
Thiết bị lọc nước điện giải ion kiềm được có nhiều ưu điểm. Cụ thể như
- Nước an toàn cho sử dụng, đạt đầy đủ các Quy chuẩn của Bộ Y tế.
- Thiết kế thẩm mỹ, mang lại sự sang trọng cho không gian bếp.
- Tạo nước kiềm tính đa dạng, nhiều mức độ khác nhau. linh hoạt cho mục đích sử dụng (uống trực tiếp, rửa rau củ quả, pha trà, cafe, nấu cơm…).
- Tính tiện dụng cao, nước luôn sẵn có tại vòi mà không phải mất thời gian chờ đợi đun sôi.
Hiện nay, có rất nhiều đơn vị đang kinh doanh thiết bị lọc nước tạo ion kiềm. Trong số đó có không ít các sản phẩm kém chất lượng, hàng cũ, nhái, không rõ nguồn gốc. Điều này có thể dẫn tới những khó khăn trong việc tìm mua của sử dụng.
Cơ hội dùng thử thiết bị lọc nước điện giải ion kiềm chính hãng Nhật Bản từ Tập đoàn Mitsubishi. Đăng ký theo mẫu dưới đây. Cơ hội chỉ dành cho 30 người nhanh tay nhất!
2. Sử dụng các nguyên liệu thông dụng
Thực tế, nước uống có tính kiềm có thể được tạo ra từ những nguyên liệu thông dụng. Đó là Baking soda với cách pha chế phù hợp. Tuy nhiên, để ra được độ kiềm như mong muốn, bạn sẽ phải tốn khá nhiều công sức.
IV. Câu hỏi thường gặp về nước uống có tính kiềm
Có rất nhiều câu hỏi xung quanh nước uống có tính kiềm. Dưới đây là một số thắc mắc mà chúng tôi đã tổng hợp và giải đáp.
Có nên đun sôi nước ion kiềm?
1. Nước ion kiềm đun sôi
Hỏi: “Theo thói quen, tôi thường xuyên đun sôi nước điện giải ion kiềm để sử dụng nhưng mọi người bảo không nên. Vậy tôi có nên đun nữa hay không?” (chị Thu Hà – Tây Hồ)
Trả lời: Mục đích của việc đun sôi nước là tiêu diệt vi khuẩn và virus. Một thiết bị tạo nước điện giải ion kiềm khi được lắp đặt chuẩn phải đảm bảo yếu tố này. Nước điện giải ion kiềm nên uống trực tiếp tại vòi, ngay sau khi được tạo ra từ quá trình điện phân là tốt nhất. Việc đun sôi sẽ không có tác dụng và lãng phí điện năng cũng như thời gian. Hơn thế nữa đun sôi sẽ làm mất đi một số tính chất có lợi của nước như bay hơi Hydro, kết tủa khoáng chất. Dẫn đến giảm khả năng chống oxi hóa và cung cấp khoáng chất tự nhiên có lợi cho cơ thể.
2. Có nên uống nước ion kiềm?
Hỏi: “Tôi nghe nói nước ion kiềm có nhiều đặc tính vượt trội so với nước uống thông thường. Vậy có nên uống nước ion kiềm thường xuyên hay không? Những ai không nên uống nước ion kiềm?” (anh Thế Mạnh – Hà Đông).
Trả lời: Nước ion kiềm đã được chứng minh là có nhiều tác dụng với sức khỏe. Vì thế, bạn có thể uống nước ion kiềm thay thế cho nước đun sôi, nước lọc thông thường. Tuy nhiên, có một số thời điểm không nên uống nước ion kiềm. Cụ thể là khi đang ăn. Nước ion kiềm sẽ khiến hiệu quả tiêu hóa giảm, dẫn tới khó tiêu, đầy bụng. Còn nếu đang có vấn đề về sức khỏe, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng nước ion kiềm.”
3. Mật ong có tính kiềm hay axit?
Mật ong có tính kiềm hay axit?
Hỏi: “Tôi đọc trên mạng thấy có chỗ nói mật ong có tính axit. Nhưng cũng có thông tin nói rằng nó có tính kiềm. Vậy thực sự thì mật ong có tính kiềm hay axit?” (anh Vũ Sơn – Nam Từ Liêm).
Trả lời: “ Mật ong trước khi uống vào cơ thể đều có tính axit. Chúng tôi tham khảo được rằng pH của mật ong thường dao động từ 3,4-6,1. Tuy nhiên, khi vào trong cơ thể, sau quá trình tiêu hóa và chuyển hóa, các sản phẩm của mật ong sẽ có tính kiềm. Chính vì thế, nhiều ý kiến đồng ý rằng mật ong là thức uống kiềm tính”.
4. Nước dừa có tính kiềm hay axit?
Hỏi: “Nước dừa có tính kiềm hay axit? Tôi uống nước dừa thường xuyên nên rất lo nếu nó có tính axit.” (chị Hải Vân – Ba Đình).
Trả lời: Tương tự như mật ong, nước dừa cũng gây khá nhiều những tranh cãi về tính kiềm hay axit. Chúng ta không thể đánh giá cảm tính dựa vào việc nước dừa chua hay ngọt như nhiều người vẫn mách bảo. Thực tế, nước dừa có tính kiềm với lượng đường thấp. Đặc biệt trong nước dừa còn có chứa nhiều Canxi, Natri, Kali và Magie, rất tốt cho sức khỏe.”
Nguồn: Tổng hợp