Skip to main content

Những nguyên nhân gây nước cứng phổ biến

1. Nước cứng do yếu tố thổ nhưỡng

Yếu tố thổ nhưỡng là nguyên nhân chính của hiện tượng nước cứng, thường xuất hiện với những nguồn nước như nước mưa, nước sông, nước suối, nước ao,…đặc biệt ở khu vực gần núi đá vôi.

Nguồn nước tự nhiên thường chảy thành dòng qua hàng loạt địa hình khác nhau, trong quá trình này, những nguyên tố vi lượng trong đất đá như canxi cùng magie sẽ lần lượt hòa tan vào trong nước. Đặc biệt, nếu dòng nước chảy qua các khu vực có mỏ khoáng sản hay núi đá vôi sẽ dẫn đến nguy cơ hàm lượng ion Ca2+ cùng Mg2+ trong nước vượt ngưỡng cho phép, khi đó chúng ta sẽ gọi nguồn nước này là nước cứng hay nước đá vôi.

Nước cứng thường xuất hiện gần vùng núi đá vôi

2. Nước cứng do ô nhiễm nguồn nước

Hoạt động công nghiệp cũng như sinh hoạt của người dân đang thải ra môi trường ngày một nhiều chất thải, trong đó có các ion kim loại. Những ion này tích tụ trong nguồn nước nếu không được xử lý kịp thời sẽ gây nên hiện tượng nước cứng.

Ô nhiễm nguồn nước là nguyên nhân hàng đầu gây tình trạng nước cứng

3. Nước cứng do hệ thống dẫn nước

Nguyên nhân này thường hiếm xảy ra nhưng người dùng cũng cần lưu ý để có biện pháp phòng tránh. Trong những đường ống nước ít được sục rửa, bạn sẽ nhận thấy hiện tượng đóng cặn bởi một số tạp chất như muối canxi cacbonat. Do đó khi nguồn nước mềm di chuyển trong đường ống nước có thể nhiễm một số khoáng chất trong đây, gây ra tình trạng nước cứng.

Hệ thống dẫn nước chứa nhiều cặn kim loại làm nước tăng độ cứng 

Những phương pháp xử lý nước cứng

Chúng ta cần có những biện pháp giải quyết kịp thời cho hiện tượng nước cứng. Hiện nay có nhiều phương pháp xử lý như:

  • Dùng hạt nhựa trao đổi ion: Các hạt nhựa ion này có khả năng thay thế ion kim loại gây độ cứng cho nước như Ca2+, Mg2+ thành các ion như Natri hoặc Kali. Đây là phương pháp xử lý nước cứng đơn giản, dễ vận hành và ít tốn kém nên được khá nhiều nơi áp dụng.

Xử lý nước cứng bằng hạt nhựa trao đổi ion

  • Sử dụng hóa chất: Ngoài ra, chúng ta cũng có thể làm mềm nước cứng bằng cách sử dụng một số hóa chất như sođa Na2CO3, Ca(OH)2, xút NaOH, Ba(OH)2, photphat natri Na3PO4,…Nhờ phản ứng hóa học xảy ra mà các ion kim loại như Ca2+, Mg2+ có thể được tách ra khỏi nước, giúp nước mềm hơn. Tuy nhiên cần cân nhắc khi áp dụng phương pháp này vì một số hóa chất có thể gây hại đến sức khỏe.
  • Chưng cất nhiệt: Đây là phương pháp đơn giản nhất giúp xử lý hiện tượng nước cứng. Người ta có thể tiến hành đun sôi nước, sau đó phần ion kim loại sẽ đóng thành các cặn trắng ở dưới đáy nồi. Phần nước bên trên chính là nước mềm đã qua xử lý. Tuy khá đơn giản, dễ thực hiện lại tốn ít dụng cụ nhưng phương pháp chưng cất nhiệt lại có nhược điểm là chỉ làm mềm được một lượng nhỏ nước cứng. Ngoài ra, chất lượng nước thu được cũng không cao.
  • Lắp đặt hệ thống lọc nước: Phương pháp này được đánh giá là hiện đại và xử lý triệt để nhất tình trạng nước cứng. Hệ thống lọc nước sở hữu màng lọc RO với các lỗ lọc kích thước siêu nhỏ chỉ từ 0.0001 micromet. Nhờ đó không chỉ lọc sạch mọi bụi bẩn, vi khuẩn mà còn loại bỏ các ion kim loại gây độ cứng cho nguồn nước. Người dùng có thể an tâm sử dụng nguồn nước sạch tinh khiết ngay tại gia đình mình. Một lưu ý nhỏ là để đảm bảo chất lượng nguồn nước hơn, có thể cân nhắc lắp đặt thêm hệ thống lọc tổng đầu nguồn để tình trạng nước cứng được xử lý triệt để hơn.